GIAN LẬN TẠI DOANH NGHIỆP: Những vị trí, công việc và hình thức gian lận.
- bigVUN
- 24 thg 10, 2024
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 30 thg 11, 2024
Trong nhiều doanh nghiệp, các vị trí quan trọng hoặc người được nhận được sự ưu ái từ tổng giám đốc thường đi kèm với những quyền lực nhất định, từ việc ký kết hợp đồng đến quản lý tài sản và chi phí.
Tuy nhiên, sự lạm dụng quyền lực này có thể dẫn đến các hành vi gian lận, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Dưới đây là những vị trí dễ phát sinh gian lận cùng các hình thức phổ biến trong doanh nghiệp.
1. Trợ lý, thư ký, phiên dịch:
Công việc: Trợ lý, phiên dịch hoặc có quan hệ thân thiết với tổng giám đốc, thường quyết định việc ký hợp đồng với nhà cung cấp nguyên vật liệu
Hình thức gian lận:
Nhận hoa hồng ngay sau khi ký kết hợp đồng mua hàng
Nhận hoa hồng trên giá trị hàng hóa, dịch vụ hàng tháng
Sử dụng thẻ tiếp khách, thẻ visa của công ty để phục vụ mục đích cá nhân.
Bán phế liệu nhưng không nhập tiền vào công ty, cấu kết trộm cắp hàng hóa (đặc biệt là sản phẩm dễ tiêu thụ).
Gian lận trong việc tăng lương cho các thành viên thuộc nhóm lợi ích.
2. Nhân sự, tổng vụ:
Công việc: Thuê lao động thời vụ, quản lý suất ăn công nhân, mua văn phòng phẩm, thuê xe, v.v.
Hình thức gian lận:
Nâng giá dịch vụ, nhận hoa hồng.
Thỏa thuận ngầm để tăng giá hoặc khai khống chi phí khi thuê lao động thời vụ và thời gian tăng ca.
Cấu kết với các bộ phận kê khống số lượng suất ăn.
3. Kế toán thanh toán, tính lương:
Công việc: Thanh toán cho nhà cung cấp hàng tháng, tính lương cho nhân viên.
Hình thức gian lận:
Liên kết với bộ phận mua hàng để thanh toán gian lận, tạo hồ sơ mua hàng khống.
Thao túng dữ liệu bảng lương để thêm nhân viên ma và thỏa thuận với công nhân để kê khống thời gian tăng ca.
Xử lý thanh toán trùng lặp cho cùng một hóa đơn và chia số tiền thừa với nhà cung cấp.
4. Phụ trách thu mua nguyên vật liệu (NVL):
Công việc: Tìm kiếm nhà cung cấp cho các nguyên liệu chính, vật liệu, thùng carton, bao bì đóng gói, v.v.
Hình thức gian lận:
Cấu kết với trợ lý giám đốc và nhóm lợi ích để đạt mục tiêu.
Nhờ người thân mở công ty cung cấp vật tư và bán lại cho công ty.
Gian lận số lượng, nhận hoa hồng hàng tháng.
Thỏa thuận ngầm để tăng giá mua nguyên liệu vượt mức thị trường.
5. Phụ trách quản lý tài sản, thiết bị:
Công việc: Quản lý và theo dõi việc sửa chữa máy móc, thiết bị.
Hình thức gian lận:
Mang máy móc, thiết bị ra ngoài sửa chữa rồi bán dụng cụ, thiết bị của công ty.
Thỏa thuận ngầm để tăng giá , báo giá sửa chữa cao hơn thực tế.
Báo cáo hư hỏng nhiều hơn thực tế dù có thể tự sửa chữa.
Cố tình làm hỏng thiết bị để thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa và nhận hoa hồng.
Mua linh kiện kém chất lượng để kiếm hoa hồng, dẫn đến hỏng hóc thường xuyên.
6. Phụ trách mua sắm tài sản, thư ký, trợ lý:
Công việc: Mua tài sản lớn, máy móc, thiết bị cầm tay.
Hình thức gian lận:
Thỏa thuận ngầm để tăng giá, kê khống và hưởng chênh lệch.
7. Phụ trách xuất nhập khẩu:
Công việc: Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế.
Hình thức gian lận:
Thỏa thuận ngầm nâng giá với bên dịch vụ thuê xe cẩu và vận chuyển.
Kê khống, thỏa thuận ngầm nâng phí dịch vụ hải quan
8. Các vị trí khác dù không nhận tiền từ nhà cung cấp nhưng cũng có hành vi gian lận:
Vị trí: Quản lý xưởng, trưởng bộ phận, công nhân.
Hình thức gian lận:
Tăng ca nhưng không làm việc cho công ty, thay vào đó làm việc riêng (bán hàng online, làm dịch vụ cho đơn vị ngoài).
Rời khỏi nơi làm việc trong giờ nhưng trở lại bấm vân tay để ra về.
Trộm cắp hàng hóa dễ tiêu thụ.
Comments